Hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật và tổ chức trong việc hữu dụng hóa kỹ thuật GIS, đặc biệt là ở các nước kém và đang phát triển (Sombroek va2 Antoine, 1994). Bốn hạn chế quan trọng là :
- Phân tích không đầy đủ các vấn đề thật cụ thể như nó đang xảy ra trong việc quản lý đất đai phức tạp và vấn đề bền vững ở cấp độ nông hộ, và cũng như nó bao gồm trong việc tổng hợp những vấn đề liên quan đến sinh học, kinh tế xã hội và chính trị trong một thể chung toàn diện
- Những giới hạn trong khả năng hữu dụng của số liệu và chất lượng số liệu ở tất cả các tỉ lệ, đặc biệt là các số liệu này cần phải có sự khảo sát thực tế mặt đất
- Thiếu sự trao đổi thường xuyên các số liệu, định dạng và các phần chính của hệ thống
- Những phương tiện thông tin không đầy đủ giữa các hệ thống máy tính, bộ phận cung cấp số liệu và người sử dụng thí dụ như các vùng có mạng lưới điện thoại còn nghèo nào chưa thông suốt .
Nhìn chung, tình trạng hiện tại là các kỹ thuật thông tin số đang phát triển ở mức độ ngày càng nhanh để tạo ra các thông tin cho các ngành về tài nguyên thiên nghiên của các quốc gia đang phát triển. Đây là triển vọng phát triển chung cho hệ thống hòa nhập toàn cầu của các quốc gia này.
Hình 5.2 : Hệ thống thông tin địa lý GIS số hóa
Phân tích đa mục tiêu và kỹ thuật tối ưu hóa dữ liệu
Thông thường, có nhiều mục đích được đề ra sau khi có sự thỏa thuận trong việc quản lý tài nguyên đất đai. Những mục đích này có thể rộng hay hẹp và có ít tương hợp hoặc hoàn toàn không tương hợp với nhau, nhưng thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Những mục đích phải được xác định là “tốt nhất” hay “tối ưu” và được định nghĩa rõ trong sự liên quan đến sử dụng đất đai. Những mục đích và tính quan trọng tương đối của nó có thể luôn được thay đổi theo khả năng lưa chọn. Điều này làm giảm tính lâu bền của các bản đồ thích nghi được in ra và những bản đồ này chỉ được xem như là những kết quả tạm thời, và có thể nâng cao chất lượng của nó liên tục theo cập nhật hóa số liệu trong hệ thống máy tính bằng các cách kết hợp,và phân loại lại theo số liệu cơ bản có được.
Khả năng cũng có thể xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai ở mức độ địa phương theo các mục đích được xếp hạng thứ tự ưu tiên, nhưng thực tế thì tối đa hóa đa mục tiêu chỉ có thể thực hiện được thông qua chương trình tuyến tính hay những phương pháp toán học khác. Một vài phần mềm của máy tính cũng đang được phát triển ra để sử dụng cho mục đích này.
Bước đầu có thể ước lượng trước nhất những mục tiêu và mục đích của chính quyền và người sử dụng đất đai bằng cách là sử dụng những cơ sở dữ liệu khả năng sản xuất của đất đai chung với những kết quả khác về phân vùng sinh thái nông nghiệp để ước lượng sự phân bố sử dụng đất đai trùng với những những mục tiêu đó. Những phương pháp trong các chương trình tuyến tính đã và đang được sử dụng để cung cấp một qui trình tối ưu hóa sử dụng đất đai trên cơ sở các thông tin về phân vùng sinh thái nông nghiệp. Trong chương trình này, hay chương trình phi tuyến tính hay phương pháp đa mục tiêu có thể được sử dụng để hô trợ cho các nhà quy hoạch của chính quyền, người sử dụng đất đai và những chủ thể khác trong việc thỏa thuận với nhau về sử dụng đất đai và trong tiến trình xây dựng quyết định. Kết quả này sẽ cung cấp sự phân bố sử dụng đất đai kế tiếp nhau để đáp ứng những mục tiêu và vấn đề trở ngại đã được thảo luận, đến khi một quyết định được đề ra trên sự chọn lọc những cái mà đạt gần hay đúng với những mục đích.